Pháp luật là các quy tắc xử sự chung, do Nhà nước trực tiếp ban hành hoặc thừa nhận. Pháp luật ra đời với mục đích điều chỉnh các quan hệ trong xã hội và bảo vệ quyền lợi cho mọi người dân. Chính vì vậy, cần phải tuyên truyền phổ biến pháp luật để nhân dân hiểu rõ và chấp hành nghiêm chỉnh.
Thời gian qua, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đã và đang có những bước tiến mạnh mẽ. Ý thức tuân thủ pháp luật của người dân đã có những chuyển biến và ngày càng được nâng cao. An ninh trật tự tại các địa phương được đảm bảo và xây dựng được nếp sống văn hóa, văn minh.
Có thể thấy rằng, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến với mọi tầng lớp nhân dân đã giúp đưa các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, các quy định của địa phương đến gần hơn với người dân. Nhiều hình thức, mô hình tuyên truyền hay và hiệu quả đã được nhân rộng trên phạm vi cả nước.
Mặc dù đã đặt được nhiều kết quả khả quan, song công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật vẫn còn nhiều hạn chế. Nhiều địa phương chưa nhận thức được tầm quan trọng của công tác tuyên truyền dẫn đến chưa thực hiện sát sao, tâm huyết. Hình thức tuyên truyền còn cũ và chưa phong phú, linh hoạt nên chất lượng đạt được là chưa cao.
Điệu kiện địa hình của nước ta khá phức tạp, có nhiều huyện miền núi, nơi nhận thức cuỷa người dân về pháp luật vẫn còn nhiều hạn chế. Chính vì vậy, cần có các biện pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật để tất cả người dân trên đất nước Việt Nam hiểu rõ về pháp luật, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân.
Các cơ quan chức năng cần xây dựng các kế hoạch tuyên truyền, hướng tới các đối tượng người dân cụ thể. Mỗi vùng miền lại có một trình độ, cách tiếp cận khác nhau vì thế, công tác tuyên truyền phải linh hoạt để phù hợp với từng địa phương.
Các biện pháp tuyên truyền phải đi sâu vào cuộc sống của người dân, gần gũi với người dân. Một số hình thức có thể kể đến như: phổ biến, giáo dục pháp luật kết hợp với các hoạt động văn hóa, văn nghệ; trong các buổi họp hay sinh hoạt dân cư có thể lồng ghép để tuyên truyền pháp luật; cung cấp thông tin với người dân miễn phí; trợ giúp pháp lý mọi lúc, mọi nơi; tư vấn pháp luật qua các dịch vụ như luật dương gia tư vấn về khiếu nại hành chính…
Các cơ quan cấp trên cần phải phối hợp với chính quyền địa phương để tuyên truyền đến người dân của từng địa phương cụ thể. Thành lập các nhóm tuyên truyền pháp luật với sự tham gia của cán bộ địa phương như công an viên, bí thư chi bộ, trưởng ban công tác Mặt trận, các đoàn thể nhân dân…
Công tác tuyên truyền là một trong những nhiệm vụ cần thiết và cũng có nhiều khó khăn. Tuyên truyền pháp luật đến vùng sâu, vùng xa đã khó mà tuyên truyền để người dân nắm bắt, hiểu được và nhớ để chấp hành lại còn khó khăn hơn. Hơn nữa, nước ta gồm 54 dân tộc anh em, một bộ phận người dân tộc ít người không thành thạo tiếng Kinh nên việc tuyên truyền cần kiên trì lâu dài.
Một trong những hình thức tuyên truyền pháp luật hiệu quả đó là in tờ rơi, tài liệu về pháp luật với những nội dung trọng tâm, cần thiết, dễ hiểu để phát cho người dân tìm hiểu. Trường học cũng là một địa điểm để tổ chức các cuộc thi hay các buổi ngoại khóa tìm hiểu pháp luật để phổ biến, giáo dục đối với giới trẻ.
Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng và cần sự phối hợp của các ban ngành, đoàn thể.
>> Bài viết tham khảo
Hướng dẫn bạn cách trang điểm nhẹ nhàng cho dân công sở
Những mẫu vest nam đám cưới đẹp nhất hiện nay!