Robot AGV (Automated Guided Vehicle) hay còn gọi là xe tự hành dẫn đường, là một loại robot di động tự động được sử dụng để vận chuyển hàng hóa trong các nhà máy sản xuất, kho hàng logicstic và các cơ sở sản xuất khác. Đây là dòng nâng cấp từ xe AGV Thay vì được điều khiển bởi con người, AGV được lập trình để di chuyển theo các tuyến đường đã được định sẵn, tự động né tránh các chướng ngại vật và thực hiện các nhiệm vụ vận chuyển một cách hiệu quả và chính xác.
Khái niệm robot AGV
Robot AGV là dòng robot ứng dụng của công nghệ tự động hóa trong các hoạt động sản xuất, một loại robot di động có thể tự động di chuyển các vật phẩm trong các khu vực sản xuất, từ kho hàng cho đến các nhà máy lớn. Điểm đặc biệt của AGV là nó không cần sự can thiệp của con người trong quá trình di chuyển và vận chuyển hàng hóa, giúp tăng cường hiệu quả sản xuất và giảm chi phí lao động.
Công nghệ robot AGV hiện đang được áp dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp như: ô tô, điện tử, thực phẩm, dược phẩm và sản xuất hàng hóa đa dạng khác. Thông qua việc sử dụng AGV, các doanh nghiệp có thể tối ưu hóa quy trình sản xuất, tăng cường an toàn lao động và giảm thiểu sai sót trong quá trình vận chuyển.
Các thành phần cấu tạo của Robot AGV
Một robot AGV được cấu tạo từ nhiều thành phần chính, bao gồm:
Hệ thống điều khiển
Đây là bộ não của AGV, quản lý và điều khiển toàn bộ hoạt động của robot, bao gồm:
-
Bộ điều khiển: Là trung tâm xử lý thông tin, nhận lệnh từ hệ thống phần mềm và điều khiển các thành phần khác của xe..
-
Bộ xử lý: Xử lý các thông tin nhận được từ các cảm biến và đưa ra các quyết định điều khiển chuyển động của robot.
-
Hệ thống phần mềm: Gồm các chương trình điều khiển các hoạt động,lập trình tuyến đường, điều khiển tốc độ, quản lý nhiệm vụ và các tính năng khác.
Hệ thống điều khiển của robot AGV có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo hoạt động chính xác và hiệu quả của robot.
Hệ thống dẫn đường
Hệ thống này giúp robot xác định vị trí và di chuyển chính xác theo tuyến đường đã được định sẵn. Có nhiều loại hệ thống dẫn đường được áp dụng bao gồm:
-
Dẫn đường bằng băng từ: Dùng băng từ được chôn dưới sàn để hướng dẫn xe AGV di chuyển. Cách thức này có độ chính xác cao, nhưng khó thay đổi tuyến đường và cần chi phí lắp đặt ban đầu lớn.
-
Dẫn đường bằng lazer: Sử dụng hệ thống cảm biến lazer để xác định vị trí và di chuyển theo tuyến đường đã được định sẵn. Đây là một trong những công nghệ dẫn đường phổ biến và được ưa chuộng hiện nay.
-
Dẫn đường bằng mã vạch: Hệ thống này sử dụng các mã vạch được dán trên sàn, giúp AGV xác định vị trí và di chuyển theo tuyến đường đã được lập trình trước đó.
Thiết bị cảm biến
Robot AGV tích hợp nhiều loại cảm biến để xác định môi trường xung quanh và điều chỉnh thao tác di chuyển. Các cảm biến này có thể bao gồm:
-
Cảm biến tiệm cận: Dùng để phát hiện vật cản và giúp robot né tránh trong quá trình di chuyển.
-
Cảm biến laser: Được sử dụng để xác định khoảng cách và hướng di chuyển.
-
Cảm biến siêu âm: Giúp robot định vị vật cản và giảm thiểu va chạm khi di chuyển.
-
Cảm biến máy ảnh: Dùng để xác định vị trí và hình dạng của các vật thể trong quá trình vận chuyển.
Trên đây là tổng quan về robot agv Intech Group tổng hợp lại, hy vọng giúp khách hàng có cái nhìn tổng quan nhất về dòng robot agv trong công nghiệp này. Khách hàng có nhu cầu báo giá liên hệ hotline 0966 966 032 để được hỗ trợ nhanh chóng.
Tham khảo thêm các nội dung khác:
1. Xe AGV Vận Chuyển Trong Kho Lạnh Thực Phẩm
2. 5 lý do hàng đầu để tự động hóa dây chuyền đóng gói
3. Tìm hiểu về băng tải con lăn có động cơ